Liên kết website

Thống kê truy cập

Tấm gương người tốt việc tốt

Nông dân Khổng Thế Quang, thôn Cao Sơn với mô hình gia trại lợn

25/12/2021 11:03 57 lượt xem

Anh Khổng Thế Quang, thôn Cao Sơn, xã Yên Cường là một trong những gương sáng, đi đầu trong phát triển mô hình kinh tế mới với mô hình gia trại lợn đen giống địa phương mang lại nguồn lợi lớn và đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn xã.

Được biết, mô hình chăn nuôi quy mô gia trại lợn được gia đình anh Quang mạnh dạn đầu tư từ cuối năm 2019, dưới sự động viên, giúp đỡ của cán bộ xã, cùng với việc nhận được gói vay hỗ trợ từ nguồn ngân sách của huyện. Với số vốn ban đầu, anh Quang đã đầu tư nuôi lợn nái và từng bước nhân đàn. Hiện tại, gia trại của anh có trên 50 con lợn và 5 con trâu. Lợn được nuôi và xuất chuồng bao gồm: Lợn nái, lợn giống, lợn hơi và lợn sữa; trong đó, lợn giống xuất chuồng với giá 170.000 đồng/kg; lợn hơi 100.000 đồng/kg; lợn sữa xuất từ 3 - 4 lứa/năm (mỗi lứa tầm 30 - 40 con). Về thức ăn, được anh lựa chọn cám ngô để chăn nuôi là chính. Đối với đàn trâu, nguồn thức ăn được anh tận dụng từ rơm rạ sau khi thu hoạch vụ Mùa và trồng thêm 2 ha cỏ để có đủ thức ăn trong mùa Đông. Hiện, mỗi con trâu có giá trên 50 triệu đồng; thu nhập ước tính từ kinh tế gia trại của gia đình anh sau khi trừ chi phí được 100 triệu đồng/năm.

Sau khi bị ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, anh nhân giống và tái đàn lợn địa phương rộng rãi trên địa bàn xã. Đây cũng là chủ trương của huyện nói chung và của xã Yên Cường nói riêng trong việc định hướng người dân phát triển giống lợn đen bản địa và đưa lợn đen trở thành sản phẩm thế mạnh, đặc trưng. Chia sẻ với chúng tôi, anh Khổng Thế Quang, cho biết: Mô hình chăn nuôi gia trại đem lại giá trị kinh tế cao hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ. Để phòng tránh dịch bệnh cho đàn vật nuôi, tôi thường xuyên tiêm phòng và phun khử trùng vệ sinh chuồng trại sạch sẽ,…

Là người mạnh dạn đi đầu với mô hình kinh tế mới, điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình; đưa kinh tế địa phương ngày càng đi lên. Bên cạnh phát triển chăn nuôi, gia đình anh Quang còn canh tác trên 3.000 m2 lúa; mỗi năm 2 vụ, gia đình anh thu về khoảng 2 tấn thóc. Ngoài ra, anh còn làm dịch vụ xay xát ngô, lúa; máy làm đất phục vụ nhu cầu của bà con trong thôn.

Mô hình gia trại chăn nuôi lợn đen bản địa của anh Quang đã tác động tích cực đến ý thức làm kinh tế của bà con trong xã; đặc biệt, mô hình đã giúp gia đình anh Quang thoát khỏi đói, nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Với người dân ở vùng sâu, vùng xa, chỉ có những gì thấy được cụ thể, họ mới tin và làm theo,… Nhờ vậy, những năm qua, xã Yên Cường đã tích cực vận động bà con nuôi lợn đen theo mô hình của anh Quang; nhiều người đã tìm đến mua lợn giống của gia đình anh về nuôi và đã có sản phẩm bán ra thị trường. 

Ban biên tập

Tin khác